Recherche pour :
Fête du nouvel an vietnamien 2017 à Saint-Gilles / Tết Nguyên Ðán 2017 tại Saint -Gilles

Bonjour,

Nous venons de terminer l’année du Singe le 28 Janvier 2017 et nous accueillons une nouvelle année qui est sous le signe du Coq. Au nom de l’association Mầm Trẻ, je vous souhaite tout d’abord mes vœux de santé et de bonheur. 

Afin de célébrer l’événement traditionnel du Vietnam et souhaiter la bienvenue à l’année du coq, une fête du Tết sera organisée par l’association et ses bénévoles. Cette fête aura lieu à la salle Le Sabot d’Or de Saint-Gilles le 25 février 2017 à 19h.

Nos bénévoles s’activent donc actuellement et depuis des semaines afin de pouvoir la réaliser. Et comme tous les ans, je vous invite donc à venir apprécier le spectacle.

Pour tout renseignement à cette fête du Tết, nous sommes à votre disposition les dimanches 12 et 19 février de 13h à 17h au CCBR à l’adresse: 2 rue des Veyettes à Rennes ou bien par email à associationmamtre@yahoo.fr ou aux numéros suivants: 06 34 51 50 83 et 06 73 19 28 92.

Au plaisir de vous retrouver le samedi 25 février,

Le président de l’association Mầm Trẻ

Sylvain Nguyen

*******

Thưa quý bà con, anh chị em,

Năm Bính Thân đã qua vào ngày 28/01/2017 và chúng ta đón một năm mới, năm Đinh Dậu. Thay mặt các anh chị em trong hội Mầm Trẻ, Thọ xin kính chúc quý vị một năm mới an khang và đầy phúc lộc.

Nhân dịp lễ truyền thống Việt Nam và để đón mừng năm mới, hội Mầm Trẻ và những người tham gia sẽ tổ chức một buổi lễ mừng xuân Đinh Dậu tại salle Le Sabot d’Or thứ bảy ngày 25 tháng 2 vào 19g00.

Hiện nay những thành viên và hội viên hàng tuần đương tích cực chuẩn bị cho buổi lễ mừng xuân nầy. Và như mọi năm, kính mời quý vị đến dự.

Mọi chi tiết về buổi lễ mừng xuân nầy, xin quý vị liên lạc với hội Mầm Trẻ vào những ngày chủ nhật 12 và 19 tháng 2 từ 13g00 đến 19g00 tại CCBR : 2 rue des Veyettes ở Rennes hoặc qua địa chỉ thư tín associationmamtre@yahoo.fr hay qua điện thoại : 06 34 51 50 83 và 06 73 19 28 92.

Xin hẹn gặp quý vị vào thứ bảy 25 tháng 2.

Hội trưởng hội Mầm Trẻ

Nguyễn Văn Thọ

Con sâu và nồi canh

Là người Việt ai cũng đã từng nghe nói về con sâu trong nồi canh để nói về sinh hoạt trong xã hội. Khi có người nào có hành vi hay việc làm gì bất lợi cho đội nhóm hoặc một tổ chức thì bà con ví người đó như con sâu, lên án và bảo rằng đó là: con sâu làm rầu nồi canh.

Tất nhiên trong nồi mà có một con sâu thì cả nhà ai cũng đều phải rầu, nhưng không phải rầu bởi cái chết đáng thương của con sâu ấy mà rầu vì cả nhà không ai mạnh miệng thưởng thức nồi canh được. Vì sự kiện trên được đưa ra để so sánh với sự cố trong sinh hoạt, nên khiến mình suy ngẫm thế nào về câu nói đó rồi mới vỡ lẽ ra và buộc mình nên biện hộ cho con sâu hơn là lên án. Vì thế xin trình bày dưới đây để biện minh cho một kẻ bị kết tội về chuyện nồi canh nầy ; đó là một con, một chú hay một anh sâu tội nghiệp.

Nói về sâu, sâu được sinh sản là do môi trường, con sâu cũng là một động vật, cũng yêu chuộng cuộc sống như mọi động vật trên thế gian, cũng mong có một ngày được nhả tơ xây tổ kén thành bướm, con sâu nào có muốn nằm trong nồi canh để bị chết phỏng một cách tức tưởi để rồi bị người ta chỉ tay lên án. Nó ngỡ rằng đang nằm trong một môi trường tốt cho sự sinh sống và phát triển, nó có dè đâu lại lọt vào một nồi nước nóng bỏng làm phỏng cả thân mình và làm cả nhà không ai có thể dùng canh được. Suy ra cho cùng, tuy nồi canh thật khó ăn nhưng con sâu không phải là thủ phạm trong vụ nồi canh khó ăn nầy, mà hơn ai hết nó mới đích thực chính là nạn nhân.

Thế thì đâu là thủ phạm, điều nầy thì ai cũng biết; đó là người chăm sóc rau, người hái rau, người lặt rau, rửa rau và nhất là người nấu nếu là do nhiều người chia nhau làm. Hay trọn hết tất cả những trách nhiệm đó nếu chỉ do một người lo. Từ quá trình trồng rau cho đến đem đi nấu mà không có một quá trình nào làm thật tốt, mà nói trắng ra là quá trình nào cũng làm với một cách thiếu trách nhiệm, thì không sao trách được có con sâu trong nồi canh rồi giật mình khi thấy sự hiện diện của anh hay chú ấy. Đó là khi chỉ có một con sâu, còn nói đến một bầy sâu thì phương cách chăm sóc rau, hái, lặt, rửa, và nấu của người làm đối với chính mình và người ăn phải cần thật tình xem xét lại. Là động vật hay sinh vật, được phát triển tốt là bởi do môi trường tạo nên. Cho nên con sâu không phải là nguyên nhân chính, mà nguyên nhân chính là do môi trường để cho anh hay chú sâu ấy được có sự hiện diện và phát triển. Vì anh hay chú ấy cũng chỉ theo luật tạo hóa của thiên nhiên và lợi ích của mình để được sinh sản. Cho nên nếu vườn rau hay nồi canh của mình có sâu thì đó thuộc về trách nhiệm của mình khi lo chăm sóc vườn hay nấu canh chứ không phải là do con sâu hay bầy sâu mà ta kết tội.

Có phải chăng câu nói trên tuy rằng muốn ám chỉ con sâu nhưng thực tế đó có lẽ là để nhắc nhở chúng ta nên xem xét lại cách làm việc của chúng ta để tránh có sự kiện đó hơn là lên án và buộc tội con sâu, vì thật ra hơn ai hết nó mới đúng là nạn nhân mà chúng ta thường có vẻ trốn tránh trách nhiệm và chỉ biết lên án. Cho nên theo mình, qua câu nói đó, thì làm việc gì và bất cứ vào giai đoạn nào của công việc, chúng ta đều cần cân nhắc và đặt tâm nghĩ đến người đón nhận kết quả việc của chúng ta làm như khi chúng ta muốn nấu hay tham gia nấu một nồi canh.

Ðây chỉ là để chia sẻ suy nghĩ của cá nhân mình về câu nói thường dùng nầy.

Tôi Không Thấy Tôi

Khi xưa chưa học Thiền,
Tôi luôn luôn thấy Tôi,
Từ sáng cho đến tối,
Không bao giờ quên … Tôi

Từ lúc đang nằm nôi,
Cái Tôi  đã có rồi,
Nếu không ai vỗ về,
Là tôi khóc thét thôi.

Sau đó, tôi lớn khôn,
Cái Tôi  càng tăng dần,
Tôi luôn muốn được hơn,
Nếu không, sẽ dỗi hờn.

Khi sống trong gia đình,
Tôi  muốn tôi làm chủ,
Khi tiếp xúc bên ngoài,
Tôi  vẫn muốn có oai.

Nhưng sau khi học Thiền,
Tôi thấy tôi đã sai,
Vì Cô tôi đã dạy,
Phiền não từ cái Tôi.

Cái Tôi  từ tâm ra,
Biết vậy chẳng lơ là,
Dẹp cái Tôi  đi thôi,
Vô Ngã là không Tôi.

Ghi Chú: Tôi Không Thấy Tôi

Chữ Tôi thứ nhất có nghĩa là « ta »

Chữ Tôi (đậm, nghiêng) thứ hai có nghĩa là cái « Ngã »

Như Thu

Cho tia sáng càng thêm tỏa sáng

Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Một trong những câu bất hủ mà chúng ta thường nghe để cổ vũ sự tương trợ và đoàn kết lẫn nhau.

Cũng tuân theo lý lẽ đó, một cây đèn cầy, chỉ riêng mình nó cho dù nó cao hay thấp, to hay nhỏ… thì sức tỏa sáng của nó sẽ chỉ đạt được đến mức nào đó, mà không thể nào sáng bằng nhiều cây chụm lại. Nó sẽ lung lay khi bị thổi nhẹ bởi một làn gió, và nó có thể bị dập tắt bởi làn gió đó hay bởi cái bóp nhẹ của một bàn tay.

Nhưng nếu nhiều cây đèn cầy đứng sát gần lại thì kết quả sẽ khác. Càng có nhiều và càng đứng sát nhau thì những cây đèn cầy ấy càng không sợ ngọn gió nào, không ai dám mạnh dạn đưa miệng tới gần để thổi như khi chỉ có một, không bàn tay dũng cảm nào dám mon men tìm đến để dập tắt như lúc nó đơn côi. Cho dù chúng có tạm thời bị lung lay hay không may bị dập tắt, chúng vẫn sẽ lần lược hồi sinh trở lại bởi những cây lân cận. Cũng như những chiếc đũa, dù chất gỗ của đũa có rắn chắc, có ba hay hơn chỉ có một, có được một bó thì sự rắn chắc sẽ tốt hơn chỉ có ba. Thì những cây đèn cầy ấy hay bất cứ sự sinh hoạt nào cũng phải đều như thế, đó là cần có sự đoàn kết với nhau. Và cũng như nhau, tất cả đều theo luật của thiên nhiên và thời gian : đũa sẽ dần mục theo năm tháng, đèn cầy chỉ có thể cháy trong một thời hạn… sinh hoạt nào cũng không thể tồn tại ngoài sự đoàn kết và nếu không có sự tiếp sức của những thành viên mới để chia sẻ, đồng hành và nối tiếp. Cho nên hãy như những ngọn nến ấy, chúng ta đều  khắng khít lại, chớ ngại người đến trước hay kẻ đến sau khi bạn đến nơi nào.

Để cho những tia sáng được thêm tỏa sáng, đừng để một tia sáng bị lẻ loi, đừng làm người đơn côi khi lòng chứa đầy tia sáng, mà hãy cùng nhau tham gia và đóng góp những tài năng của mình, cho dù rất là nhỏ nhoi, với mọi người. Đây cũng là làm theo hàm ý quý báu mà ông bà chúng ta đã để lại đó là Một Cây Làm Chẳng Nên Non.

 Image1

Chúc mọi tia sáng được càng thêm tỏa sáng.

Nồi phở Việt Nam

pho-vietnam

Phở, một món ăn truyền thống Việt Nam. Chúng ta đều biết, để có được một nồi phở ngon thì cần phải có nhiều nguyên liệu và gia vị. Nguyên lý ấy đều đúng cho bất cứ món ăn nào, từ món đơn thuần nhất cho đến cầu kỳ nhất. Đó là điều « không thể chối cãi » đối với các anh chị em làm bếp, và điều đó đối với nhà làm bếp Mầm Trẻ thì lại càng không thể chối cãi được.

Mỗi năm khi Mầm Trẻ tổ chức lễ mừng Tết Nguyên Đán thì không thể không có một nồi phở Việt Nam cho quan khách, cũng như chả giò (nem) hay nước mắm… những tên Việt Nam của các món ăn ấy đã trở thành quen thuộc nơi xứ lạ quê người của cô chú bác và trong phần đông anh chị em chúng ta. Ở Rennes cũng vậy, nồi phở Việt Nam cũng là một trong những món ăn quen thuộc với những người không phải là người Việt Nam.

Phở thì có nhiều loại và cũng tuỳ theo cách người nấu, nếu đem đề tài nầy mà hỏi các đầu bếp thì ba ngày cũng bàn không xong (😊).

Nồi phở ngon không chỉ riêng vì thịt, nước, tiêu, hành, muối, đường… hoặc thậm chí cả bột ngọt không mà là do tất cả những thành phần phối hợp lại. Nói chung vị nào cũng có vai trò quan trọng của vị ấy trong chất ngon. Nhưng tiêu quá sẽ bị cay, muối quá sẽ bị mặn, bột ngọt quá sẽ không tốt cho sức khoẻ người ăn… mà các nguyên liệu, dù nhiều hay ít, mỗi thứ đều đóng vai trò quan trọng như nhau. Vì thế, để cho nồi phở được ngon, các gia vị ấy cần được hòa hợp lẫn nhau và không vị nào áp đặt lên đặc tính của mình. Cho dù cả lửa và nước cũng phải hòa chung một điệu. Vì nếu lửa và nước, tuy xung khắc, mà không chung một điệu thì làm sao có được một nồi cơm ngon, một tộ canh ngọt, một nồi nước lèo thơm mùi phở Việt Nam. Vì thế, cho dù nấu bằng nồi nhôm, đồng hay nồi đất, quan trọng nhất là nước cần phải có lửa phối hợp để đưa các gia vị khác lên tạo một món ăn đặc sắc hoặc một món phở Việt Nam đặc biệt và tuyệt ngon.

Đó là nói về nồi phở. Còn về phần ăn phở thì cũng đa dạng, vì có người thích ăn giá sống người thì không, người thì không thích có tiêu, người thì không thích có ớt… Nên chúng ta tự khuyên mình và người ăn không vì thế mà đem tô phở bỏ đi, nếu không thể ăn ớt thì đừng cứ nhè ớt mà cắn rồi la làng và bỏ luôn bò viên, bò tái với những thứ ngon và đặc biệt khác. Đó cũng là một phần vì không quen, chứ qua thời gian, khi quen rồi thì thiếu ớt thì mình sẽ cảm thấy khó chịu thậm chí thấy tô phở mất ngon vì không có ớt nữa. Cho nên mình cũng cho thời gian với những vị mà mới đầu mình chưa có quen thưởng thức.

Chúc các bạn thành công trong việc nấu và thưởng thức phở Việt Nam cho dù đang ở đâu hay sẽ đến bất cứ nơi nào.

Giao thông

Hệ thống giao thông, một phương tiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế và đời sống con người, đó là mạch máu và điều kiện tạo nên sự linh động cho xã hội. Nói về giao thông thì có nhiều khía cạnh và cũng tùy theo nơi mình sinh sống cũng như ở Việt Nam, nước Pháp hay ở nơi khác… Nhưng quan sát về mặt nổi, và theo nhận thấy, thì nơi nào có hệ thống giao thông và đường lộ tốt thì nơi đó có kinh tế mạnh, nơi nào tuân thủ theo luật lệ đi đường thì nơi đó có một xã hội trật tự và an lành hơn.

Đường lộ thì có đủ các loại xe, từ xe tải đến xe đạp cho đến cả người đi bộ. Mọi thành viên đều tuân theo một luật, đó là luật giao thông trên con đường đã được cho phép. Thế nhưng, dù luật đi đường có được nghiêm chỉnh áp dụng, có nhiều thành viên tham gia thì số nguy cơ tai nạn càng có thể bị xảy ra. Đó là lẽ thường tình, nhưng không vì thế mà ai cũng phải ở nhà để tránh tai nạn, mà chỉ tìm cách làm sao tránh né và hạn chế tai nạn giao thông để tránh việc có thể dẫn đến sự bất hạnh.

Khi làm việc hay sinh hoạt trong nhóm đội thì cũng như đặt chân vào một trong những con lộ, càng có đông người thì càng dễ xảy ra sự cố, đó là chuyện không sớm thì muộn và đó cũng là một điều không ai mong muốn. Là vì sẽ có một người, hoặc chính mình hay có thể là do bởi người khác vụn về hoặc sơ sót về cách hành xử. Thế nhưng, ai nào muốn gây phiền hà cho người, vì đó cũng là phiền hà cho chính mình. Tới bảng Stop mà không ngừng, không xem bên phải hay trái hoặc báo đèn khi đổi làn đường… là bởi vì quá gấp? quá tự tin? thiếu kinh nghiệm? không tập trung vì bực dọc hay bận tâm về chuyện khác? về tài chính, công việc, sức khỏe, con cái, gia đình, tình yêu?… Cho nên ai đã từng lái xe mà không bao giờ bị cọ quẹt hay bị phạt, sau vài lần chạy ẩu hoặc bị bắn tốc độ thì tự nhiên mình sẽ cẩn thận hơn và thận trọng lại, ai cũng thế dù rằng thân tâm mình không muốn chấp nhận. Nếu có sự cố, tất nhiên thường là người bị sẽ thấy xót xa hơn người vô tình đã làm, vì khi xe mình bị trầy thì mình thấy sốt ruột hơn so với mình vô tình làm xe người khác bị trầy. Đó cũng là một thực tế.

Nếu so sánh tham gia lộ giao thông và tiến trình xã giao thì thấy được sự tương đồng về cách áp dụng và qua đó giúp cho mình hiểu, thông cảm và dễ chấp nhận hơn cho sự việc, vì sao cùng một việc mà đối với nguời nầy thì trầm trọng nhưng đối với nguời khác thì nó lại không trầm trọng, đó chỉ là vì mình ở vị trí khác nhau.

Ra tiếp xúc thế giới bên ngoài mới thấy được cuộc sống đa dạng và muôn màu để được trao dồi và học hỏi, mọi người đều có chổ cho tài năng của riêng mình để bày tỏ. Chú xe tải tuy có tiếng còi to lớn, nhưng anh xe đạp cũng có tiếng chuông của mình để báo động, dù sao không nên rụt rè khi cảm thấy mình thiếu kinh nghiệm hay quá nhỏ nhoi như anh xe đạp hoặc không quan tâm đến những người đồng lộ khi cảm thấy mình giàu kinh nghiệm hay quá to lớn như chú xe camion. Mặc dù đôi khi không may bị sự cố, đó chỉ là vì chuyện không thể tránh khỏi. Chỉ cần ôn tồn cùng ngồi hòa giải, và rút kinh nghiệm sau vài sự cố đó để đường đi lối bước của mình được an toàn hơn cho chính mình và cho người khác.

Mà có phải chăng Ông Bà ta đã từng dạy: Cái thất bại sẽ dạy cho mình đi đến sự thành công? Vì thế không nên nhác tay lái sau khi gặp chuyện mà nên mạnh dạng lấy lại can đảm để điều khiển chiếc xe giao du trên chặng đường.

Đây chỉ là những suy nghĩ cá nhân để chia sẻ với người đọc.

Kính mong và chúc mọi người thượng lộ bình an trên mọi tuyến đường.